VIêm tủy răng sữa là một căn bênh khá nguy hiểm và phổ biến .Tuy nhiên không phải ai cũng biết về các cách điều trị viêm tủy răng phú hợp và hiệu quả
Tủy răng là bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền và nuôi dưỡng răng. Bệnh viêm tủy răng sữa xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em vì những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có phục hồi, viêm tủy không phục hồi và hoại tủ tủy. Hiểu rõ về bệnh viêm tủy răng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến cố có thể xảy ra ở trẻ em.
Có nên điều trị viêm tủy răng sữa không?
2/ Những nguyên nhân gây viêm tủy răng sữa
Trẻ bị viêm tủy thông thường do nguyên nhân răng bị sâu, nếu không được điều trị sớm, sâu răng biến chứng gây nên viêm tủy răng, các vi khuẩn sâu răng phá hủy men răng, tấn công vào tủy răng đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.
Nguyên nhân thứ 2 gây viêm tủy răng sữa là do trẻ em bị chấn thương: trẻ bị chấn thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng, hoặc chảy máu chân răng.
3/ Có nên điều trị viêm tủy răng sữa ở trẻ em hay không?
Bệnh lý của viêm tủy răng ban đầu có thể được phục hồi, nhưng nếu không được điều trị sẽ gây nên viêm tủy răng không thể phục hồi, lâu dần sẽ gây nguy hiểm hơn là hoại tử tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.
Những chất hoại tử của tủy có thể thoát ra ngoài lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm…hoặc tụ lại ở chân răng tạo thành u hạt, nang chân răng… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng.
Điều trị viêm tủy răng sữa là cần thiết để tránh phải nhổ bỏ răng sớm ở trẻ em. Vì nếu trẻ bị nhổ răng sữa quá sớm đặc biệt là răng hàm sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc mọc răng sau này của trẻ như: răng mọc chậm, mọc răng bị lệch…
Viêm tủy răng sữa ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, răng sữa còn giữ vai trò trong việc phát âm của trẻ cùng với lưỡi, họng, cuống họng và dây thanh quản…Nếu thiếu răng sẽ khiến trẻ phát âm không tròn vành rõ tiếng.
Vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con, cần đưa con đi khám định kỳ nhằm xác định bệnh lý sớm ở răng và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Để kiểm soát sức khỏe răng miệng cho con, các bậc cha mẹ nên chú ý hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như khám răng định kỳ (4-6 tháng/ lần) để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Cảm ơn bạn và chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc!
Nguồn: http://chamsocrang.org/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét