Khô miệng là một trong các bệnh lý khi tuyến nước bọt của bạn được điều tiết không phù hợp gây nên tình trạng khô miệng. Hiện tượng này nếu bị kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý nguy hiểm vè đường răng miệng khác
Tình trạng khô miệng đang phổ biến hiện nay
Dấu hiệu của bệnh khô miệng là gì?
Khô miệng bị bệnh gì ? - Dấu hiệu của chứng khô miệng chủ yếu ở các bệnh nhân là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi. Khi có một trong những biểu hiện trên là bạn đã bị khô miệng.
Khô miệng và các phương pháp điều trị hiệu quả
Sử dụng thuốc không phù hợp
Một số loại thuốc gây khô miệng khi ngủ
Một số loại thuốc gây chứng khô miệng, đặc biệt khô miệng khi ngủ như: thuốc huyết áp cao, bàng quang hoạt động quá mức và thần kinh. Nó cũng là hậu quả của các cách điều trị như xạ trị trong ung thư do làm tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị cũng có thể khiến lượng nước bọt giảm đi và gây cảm giác khô miệng.
- Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng khi ngủ.
- Do axit trong dạ dày quá nhiều hoặc bạn mắc bệnh trào ngược axit. Ngoài ra, việc ăn tối quá muộn hay thức ăn chứa nhiều axit cũng là nguyên nhân gây khô miệng khi các axit tồn tại quá nhiều trên khoang miệng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá cũng sẽ gây ra tình trạng khô miệng khi ngủ, phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố cũng có thể bị khô miệng khi ngủ.
Khô miệng khi ngủ không bao giờ dễ chịu, chúng gây ra những ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng, hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng... Do đó, khi có dấu hiệu này bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Các bệnh lý nha khoa liên quan :
Nguồn : http://bocrangsuthammy.info/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét